#Ai Cập
Explore tagged Tumblr posts
Text
Chuyến phiêu lưu kỳ diệu của Edward Tulane
Ngày xưa, trong ngôi nhà trên phố Ai Cập, có một chú thỏ bằng sứ tên là Edward Tulane. Chú được làm ra bởi một người chế tác đồ chơi bậc thầy, được mặc trên người những bộ quần áo tuyệt hảo đặt may riêng.Chú vô cùng ngưỡng mộ và đề cao bản thân, không màng tới cô chủ Abilene đang vô cùng nâng niu chú. Thế nhưng, trên chuyến đi lênh đênh vượt đại dương, một thằng bé đã vô tình quăng chú khỏi mạn…
0 notes
Text
1 note
·
View note
Text
Dich vu lam visa Ai Cap tai TPHCM
Chúng tôi cung cấp dịch vụ làm visa Ai Cập giúp khách hàng nhập cảnh vào Ai Cập để đi du lịch, công tác, thăm thân nhanh, thủ tục đơn giản và tỷ l��� đậu cao.
Ai Cập là một quốc gia nằm ở Châu Phi. Ai Cập có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng được rất nhiều người yêu thích. Trong các địa điểm du lịch này, Kim Tự Tháp Ai Cập luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhiều người đi du lịch Ai Cập để khám phá nhiều điều bí ẩn về Kim Tự Tháp. Bạn muốn đi du lịch Ai Cập cần phải xin visa Ai Cập. Để xin visa Ai Cập dễ dàng hơn hãy liên hệ ngay đến dịch vụ làm visa Ai Cập của chúng tôi.
Công ty Du Lịch Thanh Niên Mới cung cấp dịch vụ làm visa Ai Cập giúp khách hàng xin cấp visa du lịch Ai Cập, visa công tác Ai Cập, visa thăm thân Ai Cập nhanh chóng, thủ tục đơn giản và tỷ lệ đậu cao. Chúng tôi sẽ tư vấn khách hàng xin đúng loại visa Ai Cập phù hợp với mục đích nhập cảnh, tư vấn các giấy tờ cần thiết cho hồ sơ xin visa Ai Cập và hoàn thành các thủ tục xin visa Ai Cập theo quy định của Tổng Lãnh Sự Quán Ai Cập.
1. CÁC LOẠI DỊCH VỤ LÀM VISA AI CẬP
Chúng tôi cung cấp nhiều loại dịch vụ làm visa Ai Cập theo đúng mục đích nhập cảnh của khách hàng như sau:
Xin visa Ai Cập diện du lịch tư túc: bạn tự chi trả toàn bộ chi phí cho chuyến đi du lịch Ấn Độ.
Xin visa Ai Cập diện du lịch có thư mời: bạn có thư mời đi du lịch từ người thân, bạn bè đang sinh sống tại Ai Cập.
Xin visa Ai Cập diện du lịch theo tour du lịch: Bạn tham gia vào các tour du lịch Ai Cập của chúng tôi.
Xin visa công tác Ai Câp: bạn nhập cảnh vào Ai Cập để làm việc với công ty tại Ai Cập.
Xin visa thăm thân Ai Câp: bạn thăm người thân đang sinh sông tại Ai Cập.
Xin visa Ai Câp để tham dự hội nghị, lễ hội, sự kiện tôn giáo, show diễn thời trang, show ca nhạc, đám cưới của người thân,….
Dịch vụ làm visa Ai Cập gấp giúp bạn xin visa Ai Cập có thời gian xét duyệt nhanh hơn, yêu cầu cần phải có lý do xin gấp.
Dịch vụ làm visa Ai Cập tại TPHCM hỗ trợ những khách hàng có hộ khẩu từ Quảng Nam đến Cà Mau.
Và nhiều trường hợp khác.
2. ƯU ĐIỂM DỊCH VỤ LÀM VISA AI CẬP CỦA CHÚNG TÔI
Vắng mặt: khách hàng có thể xin visa Ai Cập vắng mặt, không cần trình diện.
Xin visa Ai Cập đúng loại theo mục đích nhập cảnh của bạn.
Hoàn thành hồ sơ xin visa Ai Cập nhanh chóng.
Hoàn thành các thủ tục xin Ai Cập theo đúng quy định của Đại sứ quán Ai Cập.
Cam kết tỷ lệ đậu visa Ai Cập đến 98%.
Xin visa Ai Cập gấp có thời gian xét duyệt nhanh hơn.
Trọn gói: xin visa Ai Cập, vé máy bay đi Ai Cập, đặt phòng khách sạn tại Ai Cập, Bảo hiểm du lịch Ai Cập, tour du lịch Ai Cập,…
3. DANH SÁCH GIẤY TỜ CẦN CHO HỒ SƠ XIN VISA AI CẬP
Đơn xin cấp visa Ai Cập theo mẫu
Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng.
2 ảnh 4cmx6cm, phông nền trắng, chụp mới nhất.
Bản sao Căn Cước Công Dân
Sổ hộ khẩu hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú CT07.
Giấy xác nhận việc làm: Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp; Bản sao hợp đồng lao động đối với nhân viên.
Giấy tờ chứng minh tài chính: Sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất và số dư cuối tối thiều 80 triệu đồng; Sổ tiết kiêm và xác nhận số dư sổ tiết kiệm; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở (nếu có),…
TRƯỜNG HỢP XIN VISA DU LỊCH AI CẬP
Thư mời đi du lịch Ai Cập (nếu có).
Lịch trình đi du lịch Ai Cập.
Đơn xin nghỉ phép đi du lịch Ai Cập có xác nhận của thủ trưởng đơn vị.
Vé máy bay khứ hồi đi Ai Cập, đặt phòng khách sạn tại Ai Cập, bảo hiểm đi du lịch Ai Cập (chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn).
TRƯỜNG HỢP XIN VISA CÔNG TÁC AI CẬP
Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty Việt Nam.
Bản sao chứng từ nộp thuế của công ty Việt Nam trong 3 tháng gần nhất hoặc quý gần nhất.
Thư mời từ công ty tại Ai Cập.
Giấy quyết định cử đi công tác Ai Cập.
Sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất của công ty Việt Nam.
Lịch trình làm việc tại Ai Cập.
Vé máy bay khứ hồi đi Ai Cập, đặt phòng khách sạn tại Ai Cập, bảo hiểm đi du lịch Ai Cập (chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn).
Trên đây là các giấy tờ cần thiết cho hồ sơ xin visa Ai Cập. Nhân viên sẽ tư vấn đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi bạn liên hệ. Chúng tôi đề nghị khách hàng làm các giấy tờ bằng song ngữ Anh Việt để có thể hạn chế dịch thuật, làm cho quá trình xét duyệt hồ sơ xin visa Ai Cập nhanh hơn.
Công ty du lịch Thanh Niên Mới cung cấp dịch vụ làm visa Ai Cập nhanh và uy tín tại TPHCM. Chúng tôi giúp khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xin visa Ai Cập, xin cấp thị thực nhập cảnh vào Ai Cập. Từ đó, dịch vụ làm visa Ai Cập giúp khách hàng nhận được visa Ai Cập theo đúng mục đích nhập cảnh vào Ai Cập.
Chúng tôi cung cấp trọn gói: visa Ai Cập, vé máy bay đi Ai Cập, đặt phòng khách sạn tại Ai Cập, bảo hiểm du lịch Ai Cập, Tour du lịch Ai Cập,…nhằm giúp khách hàng có chuyến đi Ai Cập an toàn, tiện ích và trọn vẹn nhất.
Bạn cần tư vấn visa Ai Cập vui lòng liên hệ:
Ms Hạnh – Viber, Zalo, Whatsapp +84.903.709.178 – Email: [email protected]
Ms An – Viber, Zalo, Whatsapp +84.966.089.350 – Email: [email protected]
CÔNG TY TNHH TMDV DU LỊCH THANH NIÊN MỚI
Địa chỉ: 212/29 Nguyễn Thái Bình, phường 12, Tân Bình, TPHCM.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
0 notes
Text
Bài học từ vụ nổi loạn của Wagner được chỉ ra từ Ai cập
Bài học từ vụ nổi loạn của Wagner được chỉ ra từ Ai cập 🔥⚡🇪🇬 Các nhà phân tích tại Bộ Quốc phòng cảm thấy “có cơ sở” sau sự hỗn loạn gần đây ở liên bang Nga. “Cuộc binh biến quân sự của lực lượng #Wagner giờ đây một lần nữa chứng minh rằng một trong những nguyên lý trọng tâm chính của học thuyết an ninh Ai Cập là từ chối, giải tán và ngăn chặn việc thành lập bất kỳ lực lượng an ninh song song nào…
View On WordPress
1 note
·
View note
Text
Dự án cải tạo kim tự tháp gây tranh cãi
Một đoạn video quay cảnh công trình cải tạo kim tự tháp Menkaure ở Giza của Ai Cập đã gây ra làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội và một chuyên gia cũng cho rằng việc này là “vô lý”. Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập và một phái đoàn Nhật Bản đang lên kế hoạch khôi phục lại hình dáng ban đầu của kim tự tháp Menkaure – kim tự tháp nhỏ nhất trong ba Kim tự tháp Giza vĩ đại nhất Ai Cập. Dự án này dự kiến…
View On WordPress
0 notes
Text
Vì sao mật ong cổ đại có thể được bảo quản lên tới hàng nghìn năm?
Các nhà khảo cổ Mỹ đã phát hiện ra một lọ mật ong trong một ngôi mộ kim tự tháp Ai Cập cổ đại vào năm 1913. Người ta xác định rằng lọ mật ong đã hơn 3.000 năm tuổi, điều đáng ngạc nhiên là mật ong trong lọ không hề bị hư hỏng và vẫn còn ăn được. Người Ai Cập cổ đại có lẽ là nền văn minh nổi tiếng nhất trong việc sử dụng các đặc tính độc đáo của mật ong trong cuộc sống hàng ngày. Mối liên hệ lâu…
View On WordPress
#Không bị hư hỏng#lọ mật ong thời Ai Cập cổ đại - Kim Tự Tháp#mật ong cổ đại nghìn năm#mật ong hơn 3.000 năm tuổi
1 note
·
View note
Text
〔Bài dịch số 1185〕 ngày 19.10.2024 :
Vũ Thu Hoài dịch
我之前拍在网上看到一句话说其实很多人的朋友圈都是发给特定的人看的。所以如果有一天你突然发现 你朋友圈的某一个人 他/她不在更新朋友圈了; 一定是因为 他失去了他想要分享的人
Trước đây tôi từng nhìn thấy trên mạng có một câu nói, thực ra rất nhiều người đăng bài viết trên trang mạng cá nhân là để cho một người cụ-thể-nào-đó có thể nhìn thấy. Cho nên nếu như có một ngày bạn phát hiện ra, một ai đó trong vòng tròn bạn bè của bạn không còn cập nhật trạng thái nữa, vậy có thể là do người ấy đã mất đi người mà mình muốn chia sẻ rồi. - Nhụy Hy
204 notes
·
View notes
Text
Nhắc nhở bản thân
Những người thân yêu nhất của mình có thể sai. Họ sai vì chưa biết đến kiến thức đúng. Hãy bình tĩnh, từ từ cập nhật kiến thức cho họ để họ biết được thế giới đã thay đổi thế nào. Ai cũng phải học những điều mới mà.
Những người giỏi nhất cũng có thể sai. Họ sai vì quá tự tin vào nền tảng kiến thức sẵn có và không chấp nhận thay đổi tư duy để cập nhật luồng tư duy mới cũng nh�� các dữ liệu mới phá vỡ hoàn toàn định kiến cũ. Hãy bình tĩnh, tìm cách khuyên nhủ để họ tìm ra được chân lý mới và tự chấp nhận sự thật ở thời điểm hiện tại. Có thể "sự thật" lại thay đổi trong tương lai. Bản thân chúng ta cũng phải nhắc mình phải un-learn và re-learn để nạp lại kiến thức mới nhất đã được chứng minh là đúng nhất.
Muốn gì LÀM ngay.
131 notes
·
View notes
Text
Gần đây công việc đưa tôi trở lại với Tâm lý học, mở ra cho tôi những ưu tư mới, chen nhét vào hàng đống nghĩ suy vốn quá đỗi chằng chịt của mình.
Tôi tìm hiểu về não, về cái chết và những diễn biến lâm sàn của một người khi được đánh giá là vừa "quyện vào sương". Tôi chợt nhớ lại cái buổi sáng khi mà nắng vừa mới ửng lên ngoài dãy hành lang bệnh viện cũ, tôi ký vào giấy báo tử đưa đưa Ba mình về nhà, khi nét mực cuối cùng dừng lại cũng là khi tôi hụp xuống gầm bàn. Hôm ấy tôi 22 tuổi.
Cái chết là điều tôi vốn chưa từng nghĩ đến nhưng từ khi tôi biết đến sự tồn tại của nó, tôi nghĩ đến nó nhiều hơn. Không phải nghĩ để nằm xuống, mà nghĩ để đứng lên. Thế là bằng cách nào đó mà những năm qua trong sự trơ trọi tột cùng của lớn khôn, hôm nay vẫn là chuyện cũ nhưng lòng đã êm ái nhiều.
Mỗi năm, tôi viếng chùa vào dịp đầu năm. Mỗi ngày, tôi có đi ngang một cái nhà thờ. Tín ngưỡng ở gần là vậy nhưng cho đến giờ tôi vẫn nghĩ rằng mình chưa cần nương tựa vào đâu, nhất là về phương diện ý nghĩ. Chỉ là trong giây phút nào đó nếu cầu nguyện được tính là một biểu hiện của lòng tôn kính, của sự biết mình không toàn năng và bất bại, thì tôi cũng chỉ cầu nguyện rất khiêm tốn đó là: Xin các Ngài hãy cứ để mọi việc diễn ra đúng tuần tự, hãy cứ để mọi người quanh con làm những điều mà họ muốn. Con tha thứ cho mọi động cơ và tổn hại họ mang đến cho mình, con chỉ xin cho con sức mạnh để vượt qua tất thảy và bỏ chúng lại hết phía sau. Vì đã có vài buổi sáng khi mà con thức dậy, con chợt hiểu tường tận ý nghĩa sâu xa của một cái thở phào, con khoan khoái với những buổi sáng đó và muốn nó lặp lại thế thôi.
Và có thể thấy để sống tiếp, tâm lý học có thể học hoặc không, nhưng sự kiên cường và sự hiểu mình là thứ phải học. Học từ sự đổ vỡ và xấu số của chính mình ấy, không phải từ ai cả.
…/
Vừa qua tôi có xem một bộ phim trên Netflix tên là Split (Tách biệt). Đó là cuộc chiến của một bệnh nhân đa nhân cách nhưng cũng là hành trình “sinh nghề tử nghiệp” của một bà bác sĩ tâm lý già. Và với tôi, cái nghề này, nếu ai cũng làm như bà ấy làm... thì may ra.
Tôi cũng có lần nghe qua chuyện một người em của đồng nghiệp đã tìm đến các chuyên gia tâm lý nhưng rồi lại trở về với một cảm nhận mà nhìn chung là… “không có gì khá hơn”.
Tôi chợt nghĩ về lý do mình không theo hướng trở thành chuyên viên tâm lý. Tôi có thể không thực sự tường tận vì sao mình theo đuổi điều gì đó nhưng chắc chắn sẽ luôn biết rõ vì sao mình dừng lại trước một điều gì. Dù ngày ngày, chuyên môn tâm lý và tâm lý giáo dục vẫn hiển hiện trong công việc của tôi ở những ngách khác nhau, từ trong mỗi sản phẩm bài viết, ý tưởng cho đến cách nhìn nhận và thỏa hiệp với mỗi cộng sự có phần trời ơi đất hỡi của mình. (Dĩ nhiên “trời ơi đất hỡi” là tôi nói, bạn có thể bỏ qua ý này).
Tôi đã đến cái tuổi bắt đầu hiểu dần vì sao người ta cần một người khác rót cho mình một cốc nước ấm vào lúc nửa đêm về sáng, với tôi thì sự hiện diện này sống động và chân thực hơn vạn lời nói. Tâm lý hay tham vấn/tư vấn tâm lý không phải chỉ là việc anh phải trả tiền để nói chuyện với tôi. Mà nó là trong một cuộc trò chuyện, có một người đem toàn bộ mỏng giòn của mình để chia sẻ với một người khác và người còn lại phải thực sự tập trung. Sự tập trung mà tôi vừa đề cập, bạn có chắc là bạn đạt được tính toàn diện của nó không? Tôi thì không (chắc).
Thật mừng vui là để rồi sau đó, khi đã đi một con đường khác, tôi được tự do trong chọn lựa ngồi xuống hay không ngồi xuống với một ai đó đi qua đời mình. Nó thuần túy là sự chân thành và sẵn lòng, nó không phải là trách nhiệm. Dĩ nhiên, tính cam kết vẫn sẽ là vẹn nguyên vì chỉ có dạng thức của sự chia sẻ thay đổi, còn tôi vẫn là tôi.
…/
Tôi trộm nghĩ, có năng lực để hiểu được người khác hay hiểu chính mình thì đều chỉ là một niềm may phước, một sự vinh hạnh. Đừng quá hãnh diện với sự hiểu (biết) này vì không có gì chắc chắn nó là niềm hãnh diện bền vững. Ta làm sao dám chắc ta có thể hiểu một người đến khi nào thì không hiểu nổi nữa?! Có khi chỉ qua một đêm hay qua một lần úp mặt vào tay, người ta từng biết đã là một người khác.
Tâm lý học vẫn chỉ là một ngành khoa học, nó không phải công cụ thần tiên biến một người đang muốn chết mà vực dậy sống kiên cường hơn. Để sống được trong đời này, ngoài chỉ số thông minh trí tuệ IQ, chỉ số thông minh cảm xúc EQ, ta còn ít nhất 7 chỉ số thông minh khác, trong đó có AQ (Adversity Quotient). Đây là chỉ số về khả năng vượt khó, nói văn vở thì nó là mức độ bản lĩnh của một người trong cuộc sống, nói trần trụi là khả năng lì đòn trước số phận.
Rất vui vì sau tất cả, quanh ta toàn là vua lì đòn.
— AN TRƯƠNG
58 notes
·
View notes
Text
Những điều tích cực của “tuổi trưởng thành” 🌸
23 tuổi, ngày nào mình cũng tra tấn bạn bè mình bằng bài ca quen thuộc: “ước gì em được bé lại”, “em muốn mãi mãi 17 tuổi”, “em không lớn đâu, em sẽ sống như loài 4 chân cả đời này”… Dù biết là vô dụng đấy, nhưng tật xấu của nhân loại là hối tiếc những điều đã qua mà, cho nên vừa ca cẩm vừa phải học cách chấp nhận, vừa khóc lóc ăn vạ trong âm thầm vừa tìm kiếm những niềm vui mới khi buộc phải lớn lên, buộc phải “đi bằng 2 chân như một con người” để trưởng thành là một cuộc hành trình chứ ứ phải một cuộc hành xác.
Điều đầu tiên, trưởng thành là chia ly. Bởi vì đã trải qua chia ly, nên càng biết trân trọng, trân quý từng phút giây, từng khoảnh khắc, từng cái chớp mắt của những người bên cạnh. Không biết từ bao giờ, điện thoại mình luôn đầy ắp những thước phim, ảnh chụp của gia đình, bạn bè. Mỗi lần về quê là tay cứ phải cầm cái di động, sẵn sàng tác nghiệp mọi lúc mọi nơi, nếu không kịp ghi lại điều gì đó thì mình sẽ check cam, tua lại để lưu bằng được cái khoảnh khắc ấy. Đó có lẽ là việc duy nhất trong cuộc đời này có thể khiến mình cố chấp tới vậy 😂 Giờ mở máy mình lên là tìm mỏi mắt cũng không thấy gì ngoài một đống tư liệu thực tế đời thường.
Mà điều kỳ diệu nhất là càng lớn mình càng kìm được cái tính trẻ trâu, nóng nảy, bốc đồng. Mình bớt gắt gỏng khó chịu với mọi người xung quanh, mình cố gắng cười nhiều nhất có thể, nói nhiều lời yêu thương nhất có thể, ôm và hôn nhiều nhất có thể những người quan trọng trong cuộc đời mình. 23 tuổi nhưng vẫn thơm má ông bà bố mẹ như hồi trẻ con, mình nghĩ đó là thói quen tốt duy nhất mà mình vẫn giữ được, bên cạnh 7749 thói quen xấu xí trong cuộc sống thường nhật.
Điều thứ hai, càng lớn mình càng yêu cái tên của mình hơn. Hồi nhỏ thấy tên người ta văn hoa mỹ miều là bắt đầu hậm hực sao mẹ không đặt tên con là Abc, sao bố không làm khai sinh con là Xyz. Đi đâu phải giới thiệu tên là cứ cố nói cho nhanh cho qua, vì cảm thấy tên mình… kì kì. Nhưng giờ thì còn lâu mới có chuyện đó, tự tin khoe cá tính, gặp ai cũng xưng tên, thiếu điều muốn in tờ bìa ghi rõ họ tên mình dán luôn lên trán, ai quên hay nhầm tên mình là giận là dỗi liền đó. Cái nết cỡ vậy nhưng mà hèn, giận trong lòng dỗi trong tim thôi, miệng vẫn phải cười tươi như hoa mười giờ đính chính lại “Tên tui là thế này cơ mà!”
Vì yêu cái tên của mình nên càng yêu cái tên quê hương mình sinh ra. Hà Nam đất mẹ anh hùng, diện tích nhỏ áp chót 63 tỉnh thành, nhưng có tới gần 18.000 liệt sĩ, 109 nghĩa trang anh hùng liệt sĩ, máu xương trải dài gấm vóc non sông. Nhớ cái hồi có thông tin Nhà nước sẽ sát nhập Hà Nam vào Hà Nội, mình với mấy đứa bạn cứ lo ngay ngáy. Chẳng biết là phải lo cái gì, nhưng nghĩ tới cảnh “mất quê” là lòng buồn rười rượi (trộm vía tới giờ trên hộ khẩu vẫn là Hà Nam 😂).
Yêu quê hương càng yêu Tổ quốc, yêu hai chữ Việt Nam, yêu màu cờ đỏ thắm và ngôi sao vàng rực rỡ, yêu văn hoá cội nguồn đã nuôi mình lớn khôn. Mình rất thích một câu của bác Trọng: “Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn!” Hay như NSND Tự Long đã nói “Văn hoá là bản chất, văn hoá là cội nguồn, văn hoá là dân tộc.” Những điều tưởng chừng như đơn giản ấy, phải đến khi trưởng thành mình mới càng ngày càng thấm, càng hiểu, càng yêu. Làm sao mà không yêu cho được, đất nước bé nhỏ bị đô hộ nghìn năm, bị đế quốc lăm le xâm lược cả trăm năm có lẻ mà vẫn kiên cường giữ vững được hồn cốt bao đời. Người ta có thể giết chết hàng triệu anh hùng quên mình vì Tổ quốc, nhưng không bao giờ giết được tinh thần bất khuất của con Rồng cháu Tiên, không bao giờ làm nguội đi được dòng máu Lạc Hồng ấm nóng chảy trong trái tim những người con đất Việt. Hôm nào lỡ ngủ muộn, lướt Tiktok xem video kháng chiến chống Pháp chống Mỹ, hay gần đây nhất cập nhật tin tức lũ lụt sau siêu bão Yagi, là y như rằng sáng dậy mắt mũi sưng húp, mất nửa hộp khăn giấy vì cái tính mình dễ xúc động, lâu lâu hát Quốc ca còn nghẹn nghẹn run run (ngại quá 😞).
Điều thứ ba… chưa nghĩ ra 🥴 Về cơ bản thì trưởng thành không đáng sợ như serie phim kinh dị The Conjuring. Nhưng tất nhiên đối với mình thì nó vẫn khá là… vcl. Phía trên là một vài lý do tích cực để mình đỡ ghét cái chuyện mình đã trở thành người lớn thôi, chứ ngày mai mình sẽ lại ca cẩm bài ca bất hủ “Cho tôi một vé về tuổi thơ” tiếp cho mà xem. Trẻ con còn được ăn vạ, chứ lớn tồng ngồng mà còn ăn vạ thì chỉ có ăn vả!
Không sao cả, cứ chill thôi 🤗
14 notes
·
View notes
Text
50 năm trước, ai cũng muốn có con. Ngày nay nhiều người sợ có con.
50 năm trước, con cái kính trọng cha mẹ. Bây giờ cha mẹ phải tôn trọng con cái.
50 năm trước, người ta dễ lấy nhau nhưng lại khó ly hôn. Ngày nay lấy nhau thì khó nhưng ly hôn lại quá dễ.
50 năm trước, chúng ta biết tất cả những người hàng xóm. Bây giờ chúng ta là những người xa lạ đối với những người hàng xóm.
50 năm trước, dân làng đổ xô đến thành phố để tìm việc làm. Bây giờ người dân thị thành đang chạy trốn khỏi thành phố để tìm sự bình yên.
50 năm trước, ai cũng muốn béo lên để trông hạnh phúc. Ngày nay mọi người đều ăn kiêng để trông khỏe mạnh.
50 năm trước, người giàu giả vờ nghèo. Bây giờ người nghèo giả vờ giàu.
50 năm trước, chỉ có một người làm việc để nuôi cả gia đình. Bây giờ tất cả đều phải làm việc để nuôi một đứa con.
50 năm trước, mọi người thích học hành và đọc sách, bây giờ mọi người thích cập nhật facebook và đọc tin nhắn.
Khuyết danh
26 notes
·
View notes
Text
𝐰: this blog contains explicit smut, nsfw, sfw, fluff, minors do not interact.
𝐟: anime, manga.
𝐥: english, vietnamese.
𝐬: blog này được lập ra dành cho những readers đu chung fandom với tớ, tớ đoán thì đa phần mọi người sẽ qua đây từ wattpad (venus_suzu). hãy notes bài post này để tớ có thể phân biệt mọi người với đám bot tumblr.
𝐬: trước hết, tớ sẽ đề cập qua cho mọi người một số quy tắc bất di bất dịch của mxh này nha.
- các cậu cần để tuổi trên tiểu sử (đây là cách để writers biết là các cậu đủ tuổi và có trách nhiệm với những nội dung các cậu tiếp cận), nếu không để tuổi trên bio (ageless blogs) thì khi các cậu like, save bài viết có nội dung nsfw, khả năng rất cao là các cậu sẽ bị writers block.
- trong một số trường hợp, blank blogs (blog trống không) cũng sẽ bị block.
- luôn tìm đọc bài ghim của các writers, cũng như đọc tags, warnings trên đầu mọi bài viết (nếu có), đối với một số writers, các cậu hoàn toàn có thể comment bổ sung nếu thấy họ thiếu tags hay warnings.
𝐬: vì bây giờ wattpad bị mất tính năng nhắn tin trực tiếp nên để cho mọi người có thể thoải mái bung xoã, tớ quyết định lập blog này.
𝐬: các cậu nhấn vào phần "( ˘ ³˘)♡" trên đầu bio tớ để được tumblr bế đến phần hỏi đáp nha.
𝐬: tumblr ưu việt hơn wattpad ở chỗ đó là các cậu có thể hỏi ẩn danh (ask anonymously), không một ai (ngay cả tớ) biết tài khoản của các cậu mà vẫn có thể sàng lọc các câu hỏi để post và trả lời.
𝐬: cứ để cho cả cái địa ngục sau lưng các cậu bùng cháy đi <3
𝐬: tớ không kink-shame ai cả, nên cứ tự nhiên nhe!
𝐬: đôi lúc tớ sẽ post truyện trên này, bằng cả tiếng anh và tiếng việt, readers cứ nhắn tin với tớ nếu có bất cứ khúc mắc nào ha.
𝐬: nếu định ask thì các cậu hãy để thêm một tag ở phần cuối của câu hỏi, nếu các cậu muốn r18, để tag #nsfw, còn nếu cậu chỉ muốn fluff, để tag #sfw nhe!
𝐬: tumblr sẽ hơi phức tạp hơn wattpad chút, nhưng một khi dùng quen sẽ nghiện đứ đừ luôn đó.
𝐝: 24/05/2024.
20 notes
·
View notes
Text
André Aciman, "My Roman Year" (trích)
Đặt giữa bối cảnh Roma thập niên 1960, My Roman Year ghi lại thời niên thiếu của André Aciman, bắt đầu khi ông cùng gia đình lần đầu đặt chân đến đây sau khi bị trục xuất khỏi Ai Cập. Mọi dấu vết về địa vị và sự khá giả từng có ở Alexandria giờ đây đều bay biến theo cuộc trốn chạy. André cùng em trai và người mẹ khiếm thính của mình chuyển đến một căn hộ cho thuê ở Via Clelia, loay hoay tìm cách chấp nhận thực tại, học cách hòa nhập với cuộc sống mới và thông qua đó, khám phá trái tim đang đập của Thành phố Vĩnh hằng.
Trong cuốn hồi ký này, André Aciman gợi lên đích xác quang cảnh, con người, mùi hương, phong vị của Roma theo cách mà chỉ ông mới có thể làm được. Bằng thứ văn xuôi trau chuốt từ lâu đã trở thành thương hiệu, vừa xúc động vừa đẹp đẽ, My Roman Year mở ra cuộc sống của một gia đình mãi mãi lưu vong, dẫu đang sống ở Roma đấy nhưng chẳng dám gọi là nhà.
[...]
“Xin đừng ghét ông. Ông không phải yêu tinh.” Đó là lời ông Claude nói khi sắp sửa bước ra khỏi căn hộ mới của chúng tôi ở Roma và đi về phía cầu thang.
Claude, hay Claudio như bấy giờ ông vẫn thường được gọi ở Ý Đại Lợi, đứng nơi ngưỡng cửa và lặp lại chính xác lời chị gái ông mấy tháng trước ở Ai Cập đã nói khi cố xua đi những lời không hay về ông. “Ông ấy là người tốt nên đừng nghĩ ông ấy là yêu tinh nữa,” bà nhìn thẳng vào hai anh em tôi mà nói, dùng một từ như lấy ra từ cổ tích. “Đúng là tính khí ông ấy nóng nảy thật, nhưng cứ nghĩ ông ấy bốc đồng đi. Nhà ta ai mà chẳng có chút bốc đồng, đúng không?”, bà nói thêm về người đàn ông mà chúng tôi sẽ gặp ngay khi tàu cập bến Napoli. “Bốc đồng” là vẫn còn nhẹ để miêu tả về người mà những cơn thịnh nộ của ông mãi mãi in hằn trong ký ức của bất kỳ ai quen biết. Bà Elsa hẳn đã biên thư cho ông từ Ai Cập mà kể rằng chúng tôi rất sợ gặp ông.
Bằng chính từ mà bà tôi đã dùng, yêu tinh, nơi ngưỡng cửa ngày hôm đó, ông đã tìm ra một cách gian xảo và xấu xa để cho chúng tôi biết rằng, nhờ ơn những cánh thư không mỏi của bà Elsa, ông biết rõ người nhà chúng tôi ở Ai Cập xì xào gì về ông. Bà Elsa mồm mép tép nhảy. Bà không kìm được mà thú nhận trước tiên rằng bà đã nói lắm. “Je suis gaffeuse,” tôi là một kẻ dại khờ. Hẳn bà đã kể với ông rất nhiều về chúng tôi, chuyện cha mẹ chúng tôi cãi nhau như cơm bữa, chuyện anh em tôi vật nhau ỏm tỏi trong phòng, đương nhiên cả chuyện chúng tôi xấu tính với bà thế nào, không tôn trọng bà già tám mấy tuổi sắp hết nhìn thấy đường này ra sao. Lý nào ông lại không muốn tỏ ra mình biết rõ những chuyện đương diễn ra trong nhà?
Trong những lá thư kể về Roma gửi cho chúng tôi, ông Claude đã thật thà miêu tả kỹ lưỡng căn hộ ba phòng ngủ mà ông đề nghị cho chúng tôi thuê lại. Gần đó có một công viên nhỏ, siêu thị, cửa hàng bách hóa, tất cả tạp phẩm cùng bốn rạp chiếu bóng mà rủi thay, như ông viết trong thư, chỉ chiếu phim phụ đề nhưng rồi người ta cũng quen. Chúng tôi sẽ thích Roma cho xem, ông chắc chắn như thế. Bà nội tôi, chị gái của ông và lớn hơn bà Elsa, một người chị em khác của họ, đã biên thư kể với ông rằng tôi mê lịch sử. Ông hồi âm lại, hứa sẽ dắt tôi đi tham quan những khu nổi tiếng và không nổi lắm của Roma, những nơi chỉ dân địa phương mới biết còn du khách thì không. Ông nói thêm rằng mất cả đời này hoặc cả đời sau nữa cũng chưa đi hết, không như cái ổ Alexandria của chúng tôi.
Chút hiểu biết của tôi về Roma có được từ tấm bản đồ nhỏ xíu từ tòa lãnh sự Ý Đại Lợi ở Alexandria. Các phố lân cận sắp tới của chúng tôi ở Roma mang những cái tên nghiêm trang lấy từ sử thi Aeneid của Virgil: Via Enea (Aeneas), Via Turno (Turnus), Via Camilla (tương tự). Via Niso (Nisus) dẫn thẳng vào Via Eurialo (Euryalus) như thể các nhà hoạch định thành phố biết rằng, cũng giống như trong câu chuyện sử thi của Virgil, tình yêu của Nisus dành cho Euryalus là không thể nào chia cắt. Tôi không mong bắt gặp Camilla hay Turnus đang thắt giáp chuẩn bị xông trận, song tôi biết sức nặng của truyền thuyết và lịch sử đã thấm vào từng ngõ ngách Roma. Ngược lại, trong mắt ông Claude, thành phố của chúng tôi lại là một cái ổ. Tôi đã phải tra nghĩa từ này.
Tôi thích tính hài hước của ông Claude. Bạn có thể nhìn ra ngay trên các phong thư của ông, những phong thư luôn đến Alexandria với hai từ viết hoa gạch chân “Tiếng Pháp” đặt dưới địa chỉ của chúng tôi. Việc này giúp các giám sát viên Ai Cập, những người đọc hết thư gửi về từ nước ngoài, dễ dàng chuyển lá thư của ông đến người phụ trách đọc thư tiếng Pháp. Đây cũng là cách ông thông báo với viên giám sát rằng trong thư không có cáo buộc hay thỏa hiệp gì, bởi như đã cho biết ngôn ngữ của nó, ông biết thừa lá thư sẽ bị đọc trước. Trên thực tế, giám sát viên luôn mở thư ông Claude ra đọc rồi đóng lại bằng một nhãn dán cho người nhận biết thư đã được kiểm duyệt. Tôi thích lối tiếp cận “lá thư bị đánh cắp” này của ông, giấu bằng chứng ở nơi thật dễ thấy. Ông đã tài tình qua mặt chính quyền Ai Cập về tài khoản ngân hàng của cha tôi ở Thụy Sĩ bằng cách viết rằng ông thấy tinh thần bà dì Berta phấn chấn hẳn lên khi nhìn cô cháu nội an toàn theo mình trong chuyến nghỉ ngắn ở Hy Lạp. Bà dì Berta không ai khác hơn giám đốc ngân hàng của cha tôi ở Nhật Nội Ngỏa, còn cô cháu nội kia thực chất là giao dịch viên đáng tin cậy người Hy Lạp phụ trách chuyển tiền ra nước ngoài. Hóa ra người Hy Lạp này cũng không đáng tin lắm. Hắn đã cuỗm tiền trong ngân hàng Thụy Sĩ rồi cùng gia đình bỏ trốn tới Brooklyn. Ông Claude, người từng là luật sư kinh nghiệm giao thiệp rộng ở Thụy Sĩ, nghe phong thanh về tên trộm kia liền đánh điện báo cho cha tôi ở Ai Cập hay: căn bệnh trầm trọng của bà dì Berta yêu dấu đã khiến đứa cháu gái tội nghiệp phải mở miệng.
Nhờ sự khôn ngoan, lanh lợi và nhạy bén với gian lận, lọc lừa, ông Claude đã kiếm lại được một ít tiền thông qua Interpol, song phần lớn đều đã tiêu tán theo như ông khẳng định. Cha chỉ cho chúng tôi cách thể hiện lòng biết ơn chân thành với ông Claude nhưng tuyệt đối không bao giờ tin tưởng. Cùng với đó, cha yêu cầu cậu mình đưa cho chúng tôi một khoản tiền cố định mỗi tháng.
Trên boong tàu đến Ý Đại Lợi vào buổi sáng định mệnh hôm đó, mẹ và tôi trông ra với hy vọng ông Claude sẽ tới Napoli đón chúng tôi. Tôi không chắc người đàn ông đứng trên cầu tàu mà tôi nhìn thấy từ xa có đúng thật là ông Claude không. Tàu vẫn chưa cập bến, nắng làm lóa mắt tôi. Tôi chỉ nhìn thấy những nhóm người chen chúc trên bến tàu, phu khuân hành lý, nhân viên vận chuyển và hải quan, cả bạn bè và họ hàng từ khắp Ý Đại Lợi đổ về chào đón những người mà họ đã nhiều năm không gặp. Điều tôi còn nhớ về ông Claude từ hồi bé tẹo là khi ông đặt tôi ngồi lên đùi, đối diện vô lăng và cho tôi vờ lái chiếc xe cổ lỗ sỉ của ông, chiếc xe mà mọi người trong nhà đặt cho cái biệt danh nhà táng di động mà mãi sau khi ông đột ngột bay khỏi Ai Cập vẫn còn gọi. Tôi nhớ mái tóc xoăn đen, cái mũ, cặp kính râm đặc biệt với vải tối che hai bên tròng kính của ông, tiếng tặc lưỡi bắt chước cái tay quay nhỏ mà ông liên tục xoay phải rồi lại xoay trái để đóng mở kính chắn gió trong lúc làm bộ mặt bối rối chọc cười đám trẻ con. Hồi đó chắc tôi mới ba tuổi. Tôi không còn gặp lại ông từ sau cái hôm ông chở bà nội và tôi từ biển về nhà dùng bữa trưa thường nhật trong căn hộ rộng lớn bấy giờ vẫn còn được cai quản bởi mẹ ông, bà cố của tôi. Chiếc xe có ghế da cũ kỹ, bong tróc và gồ ghề của ông khiến tôi tò mò, bởi chưng tôi chưa từng thấy chứ đừng nói ngồi trên một chiếc xe lỗi thời như thế. Tôi biết biệt danh của nó nhưng được dặn không bao giờ gọi ra trước mặt ông.
Nhà táng di động được dùng như một biệt danh giễu tính bủn xỉn cố hữu của ông Claude, phẩm chất mà ông chia chung với tám anh chị em của mình, trong đó có cả bà nội tôi và bà Elsa. Ai cũng xem tính bủn xỉn của mình như một hình thức tiết kiệm có được sau nhiều năm khốn khó, qua nhiều thế hệ, song tất cả những người quen biết gia đình, từ mẹ tôi cho tới các gia nhân nhỏ tuổi nhất, đều gọi nó bằng tên thật sau khi vung thẳng tay ra với nắm đấm siết chặt biểu thị không gì khác ngoài tính hám lợi - lòng tham xấu xí, ngoan cố, vô phương cứu chữa, cố hữu và chặt như nắm đấm. Chi ấy của gia đình không bao giờ cho đi thứ gì và tích trữ mọi thứ như thể kỷ vật rất lâu sau khi chúng đã được dùng hết công dụng, biện minh cho sự miễn cưỡng khi chia tay chúng bằng câu châm ngôn tiếng Pháp thường được nhắc đi nhắc lại là on ne sait jamais, không ai biết được, nghĩa là không ai biết được khi nào thì một thứ bị vứt đi có thể hữu dụng hay khi nào thì một người bạn bị bỏ rơi sau cùng lại trở nên hữu ích.
Chiếc xế hộp không tuổi đã được đưa xuống bãi phế liệu cùng với cái mũ, cặp kính râm có chớp và cái tay quay nhỏ xíu dùng cho kính chắn gió di động có bánh răng kêu cót két, lách cách của ông. Ông tính đợi bán lẻ từng món cho người ngả giá cao nhất, nào ngờ cảnh sát Ai Cập lại phát hiện ông chuyển tiền sang Thụy Sĩ. Một người quen xa đã báo cho ông kịp lúc. Ông Claude thoát chết trong gang tấc qua đường c��a bếp và không bao giờ thấy ở Ai Cập nữa.
Mẹ tôi lại nhìn ra bến tàu và tin rằng người mà chúng tôi thấy lúc nãy không thể nào là ông Claude được. “Bảnh tỏn quá,” mẹ nói như thế. Ông ấy không đời nào tiêu tiền vào quần áo đẹp đâu. Thay vào đó, mẹ chỉ một người đàn ông mà bà nghĩ trông rất juif, song lại đổi ý. Đoạn, có người đàn ông đứng xa xa trên bến hình như nhận ra mẹ và vẫy tay rối rít. Mẹ nói như thế không đúng. “Ông ấy chẳng bao giờ ưa mẹ, mẹ cũng không chịu nổi ông ấy.” Rốt cuộc, người đàn ông đang vẫy tay ấy tựa vào lan can và hét gọi tên mẹ, “Rina, Rinaaaa.” “Không phải ông ấy,” mẹ tôi vẫn khẳng định. “Vả lại,” mẹ nói thêm, “ông già cũng không phải kiểu người sẽ đến đây gặp chúng ta. Nội tiền xăng từ Roma tới đây thôi đã là chuyện không tưởng rồi.” Thêm nữa, chúng tôi không quan trọng đến mức ông phải tự mình đánh xe tới. Mẹ, em trai và tôi, không tính cha tôi và bà Elsa, là những thành viên cuối cùng rời Ai Cập. Ông Claude đã nhắc đi nhắc lại trong thư vô số lần ông tới Napoli đón họ hàng - bố mẹ vợ, cháu trai, cháu gái cũng như anh chị em ruột bao gồm bà nội tôi. Đâu thể mong ông lần nào cũng có mặt trên bến tàu được. Khi đã kết luận ông Claude sẽ không đến Napoli đón chúng tôi, mẹ nhắc cho anh em tôi nhớ rằng dù gì người của sở tị nạn cũng sẽ đưa chúng tôi tới trạm trung chuyển. Tôi sẽ thông dịch cho mẹ, mẹ nói như thế và quay sang tôi với nụ cười nửa miệng mà tôi rất hiểu. Thảy những buổi học kèm với các gia sư Ý trong mấy năm qua ở Ai Cập đã tới lúc phát huy tác dụng. “Tập trung vào điều họ nói ấy, không phải điều con nghĩ là họ đang nói. Cố đừng để họ biết mẹ bị điếc. Họ sẽ cướp đồ của chúng ta đó.” Đoạn, mẹ nói thêm khi nhận ra tôi đang hồi hộp. “Chúng ta đã vượt qua những chuyện còn tệ hơn nhiều, chuyện này có thấm tháp gì đâu.” Bấy giờ chúng tôi sắp sửa đặt chân vào Âu châu, Ai Cập có thể chìm trong rác rưởi, tiếp tục sa lầy trong ziballah của nó - từ Ả Rập mà chúng tôi vẫn dùng, nghĩa là “rác rưởi” - mẹ chẳng bận tâm lắm. Mối lo duy nhất của mẹ là cha, người đã ở lại Ai Cập và vẫn còn bị đe dọa bởi sự tùy hứng của cảnh sát Ai Cập vốn tàn nhẫn, nhất là với người Do Thái.
Rốt cuộc, điều khẳng định với tôi người đàn ông đứng trên bến tàu chỉ có thể là ông Claude không phải mái tóc xoăn đen hay nụ cười láu cá đầy ẩn ý trên mặt ông trong những cuốn album ảnh cũ của gia đình. Những đặc điểm ấy đã không còn nữa. Thay vào đó là nét giống nhau bất ngờ của ông với người anh trai Nessim lớn tuổi hơn nhiều đã chết ở Ai Cập mấy năm trước ở tuổi chín mươi hai. Mái tóc đen xoăn trong ảnh cũ đã mất vào năm 1966. Quan sát ông Claude liên tục bỏ mũ chào chúng tôi từ xa, tôi lập tức nhớ ra rằng cũng hệt như anh trai mình, ông hói nhẵn và lúc không cười thì môi bĩu ra trông rất xấu, cùng với đó là cái mũi khoằm như kết hợp giữa chim ưng đầu hói và vẹt chưa đủ lông, giống Sigmund Freud mà bỏ đi bộ râu vậy.
Còn một điều nữa cho tôi biết người đàn ông mặc áo khoác vải tuýt gọn gàng, đội mũ phớt, đeo cà vạt màu hạt dẻ đứng trên bến tàu chắc chắn là người nhà mình. Khi tàu chúng tôi cuối cùng cũng cập bến và có thể nhìn rõ ông, chúng tôi thấy ông rút ra chiếc khăn tay màu trắng rộng bằng lá cờ đuôi nheo quá cỡ, vẫy chúng tôi bằng một cử chỉ lỗi thời đến mức chỉ có thể lấy ra từ phim Hollywood cũ. Cũng như bà nội tôi và em gái của bà, ông Claude vĩnh viễn sống trong thời tiền Thế Chiến I, cái thời người ta còn vẫy khăn tay, một cử chỉ nhẹ nhàng và tinh tế có thể truyền tải hy vọng, sự niềm nở và hân hoan, cũng có thể dùng khi buồn khổ, kìm nén tuyệt vọng hoặc trong đám tang. Gia tộc Cohène (với dấu nhấn è bắt buộc nhằm khẳng định cái gốc gác Pháp giả tạo của mình) luôn có lối hành xử riêng. Không lý gì họ lại tuân theo những trào lưu tạm thời. Thiên hạ phải tuân theo cung cách của họ, luôn là như thế.
Thế nhưng, cung cách của họ giờ đây không những lỗi thời mà còn tuyệt tích. Họ không chịu chấp nhận điều này mà vẫn ưu ái lối đãi bôi kia, thức thời nhưng không tử tế, luôn đánh giá mọi người qua cách cầm dao nĩa thay vì hành động và lời nói. Thời này còn ai như thế nữa đâu.
Sáng hôm đó, tôi kể với ông Claude mình vừa ghi danh vào một trường Mỹ ở Ai Cập. Ông cho rằng việc này thật ngược đời, lẽ ra tôi nên vào trường Ý mới phải. Khi tôi giải thích rằng có khả năng chúng tôi sẽ chuyển tới Mỹ thì ông cười phá lên như thể tôi vừa thốt ra một điều ngớ ngẩn vô lý bậc nhất.
“Gì chứ? Trở thành người Mỹ sao? Cháu đang ở Ý Đại Lợi đấy, ông nhỏ của ta ơi, cháu sẽ cư xử và trở thành một người Ý như mọi người khác. Đừng có tâng bốc Huê Kỳ man rợ của cháu ở đây. Mỹ là một nước còn chưa ra đời nữa là, hay là cháu không biết?”
Tôi biết mình chỉ nên phán xét thay vì cãi lại. Em trai tôi cũng nín thinh dù trong hai anh em thì nó là đứa mê văn hóa, phim ảnh, âm nhạc và mọi thứ của Mỹ hơn. Hồi ở Ai Cập, nó đã mua bằng được đôi giày Levi’s cũ của đứa bạn người Mỹ cùng lớp, thích ăn kẹo dẻo nướng khám phá được từ hồi còn là Ấu sinh Hướng đạo, thậm chí còn thường xuyên xoay được một lượng kẹo cao su Juicy Fruit. “Đúng là hề hước mà!” Ông Claude nói tiếp. “Mấy thằng nhóc hỉ mũi chưa sạch đã muốn làm lính Mỹ,” ông lầm bầm khi chúng tôi đi tới tòa báo danh dù tôi chắc chắn mình phải nghe từng từ. Tôi im lặng mà đâu biết trong thế giới của ông Claude, im lặng không ngăn được sự ngược đãi mà trái lại còn mời gọi thêm.
-
Ông Claude quả bốc đồng đúng như chị gái ông đã cảnh báo, song vẫn thật khó chấp nhận một người có thể tàn nhẫn đến thế với họ hàng máu mủ vừa bị trục xuất và đang túng thiếu, lạc lõng, nguy khốn của mình, nhất là một bà mẹ điếc với hai đứa con trai chưa bao giờ đi xa. Cái nhìn của cha tôi về ông cậu mình có phần dè dặt hơn, chủ yếu vì cha không muốn ảnh hưởng đến cái nhìn của chúng tôi về ông Claude, ngụ ý nên chuẩn bị tinh thần cho những điều tệ nhất. Rốt cuộc cha tôi cũng đành huỵch toẹt: “Bất kể dì Elsa nghĩ gì thì cậu ấy vẫn có thể rất cục súc đấy.” Vậy mà mẹ tôi vẫn bình thản. “Không cần phải dọa mẹ con tôi thế đâu,” mẹ nói. “Không phải dọa mà là nhắc ba mẹ con để ý thôi,” cha tôi vặc lại và mẹ đáp ngay. “Nếu cậu anh kinh khủng như thế thì lý ra anh nên c��ng rời Ai Cập để bảo vệ mẹ con tôi chứ không phải ở lại đây.” “Anh ở lại là vì còn nhiều thứ phải cứu vãn ở đây,” cha tôi đáp và sắp sửa nổi nóng. Của cải tài sản của ông đều đã bị quốc hữu hóa nên là, đúng vậy, chắc ông nghĩ ông có nhiều thứ phải cứu vãn trong hai tháng còn lại ở Ai Cập. Mẹ tôi thì đã quá rành và không đừng được than vãn với bà tôi. “Cứu vãn, cứu vãn con mắt tôi ấy! Tôi biết rõ vì sao và vì ai mà anh ở lại mà,” mẹ nói, “ai cũng biết cô ta là ai và sống ở đâu đấy.” Đây không phải lần đầu mẹ tôi nặng nhẹ về sự không chung thủy của cha tôi, việc mà đến bà tôi cũng chỉ biết thở dài ngao ngán. “Nhà này như bị nguyền vậy,” bà tôi đã nói như thế và bồi thêm rằng chồng bà, năm người anh em trai của bà và thảy những người đàn ông bà biết, kể cả cha mình, đều mang cái thói ấy. Mẹ tôi chẳng lấy gì làm an ủi trong những lời đó. Bà không cần đọc lá trà cũng biết điều gì ở Âu châu đang chờ đón mẹ con tôi: “Mẹ con mình sẽ như những kẻ ăn mày trong một thành phố xa lạ, trong khi anh ta thì sống sung sướng ở Ai Cập.”
Chúng tôi đã được cảnh báo trước về cuộc sống kinh hoàng trong trại tị nạn một khi đặt chân tới Napoli. Chúng tôi cũng được những người từng sống trong trại dặn đi dặn lại là sẽ phải tự rửa chén bát của mình trước khi trả lại căn tin, cho gì ăn nấy không được càm ràm và dùng nhà xí theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Elsa, người luôn tính đến viễn cảnh tệ nhất để được cảm giác bất ngờ dễ chịu khi dự liệu không xảy ra, bảo ở đó có chấy và trứng chấy nữa. Ai mà chẳng bị chấy một hai lần trong đời? Cả bà và chị bà đã sống qua hai lần thế chiến, chứng kiến những cuộc thảm sát người Armenia, chịu đựng các cuộc di dời cưỡng bức, nguy hiểm nhất là cuộc đào thoát khỏi Lourdes trên đường tới Marseille thời chiến trong hoàn cảnh ô uế đến nỗi nước còn quý hơn cả bánh mì và xà phòng. Nói đến chấy thì… Ta đã thấy rồi đấy thôi, một cách nói yêu thích nữa mang nghĩa Đừng bắt ta sống lại những chuyện mà ta đã vui vẻ quên đi.
Mẹ tôi chẳng nói gì khi nghe chuyện chấy và trứng chấy dù bà thú thực mình cũng sợ giường và khăn bẩn. Mẹ chẳng biết gì về Ý Đại Lợi lại còn bị điếc, phải có tôi thông dịch lại tất cả những gì người khác nói với mình. Mẹ đã chuẩn bị hai vali da cá mập thật nhét hết những thứ có thể giúp chúng tôi cầm cự trong vòng hai tuần. Người ta nói sẽ có xe buýt đưa chúng tôi tới trại tị nạn nên ba mẹ con phải ôm hành lý trên đùi trong lúc đi xe. Chúng tôi được kể cho nghe nhiều chuyện về Napoli. Chúng tôi không được rời mắt khỏi túi xách của mình.
Ông Claude quả thực đang chờ mẹ con tôi khi chúng tôi bước xuống ván cầu. Ông đã đánh xe từ Roma lên đường cao tốc từ hồi sớm bửng để bắt kịp giờ mẹ con tôi tới. “Cũng không tệ đối với một ông già bảy mươi tuổi nhỉ, mấy đứa không thấy vậy sao?” Ông kêu lên. Chất giọng Pháp của ông giống hệt người anh trai đã mất, song cái giọng the thé của ông lại khá lạ tai. Mẹ tôi không hiểu một từ nào từ miệng ông thốt ra nhưng vẫn cười duyên dáng. Ông Claude hớn hở cho đó là vẻ e thẹn cúi mình của một người phụ nữ trước sự nam tính nơi ông.
Ông Claude cười thầm, giải thích cho chúng tôi biết mình sẽ đi qua các thủ tục thông hành nhưng không đến nỗi man rợ như ở Ai Cập. Mẹ bảo tôi chuyển lời là bà thích thời tiết ở Ý Đại Lợi - lời khen như một nỗ lực nói ra được điều gì đó ấm áp và tỏ lòng biết ơn. Mẹ đã lớn lên cạnh biển nên không khí biển của Napoli như đưa bà trở lại tuổi thơ ở Ai Cập và bà thích điều đó.
Ông Claude nghe tôi chuyển lời liền đáp rằng Ai Cập có còn tồn tại trong cuộc đời chúng tôi nữa đâu. “Không khí biển ở đây là của Ý Đại Lợi. Làm ơn đừng hoài niệm nữa. Nếu có điều chi hối tiếc thì là đáng ra mấy đứa nên rời khỏi Ai Cập từ mấy năm trước kìa.”
Có người từ cổng hải quan cầm bảng kê khai đi tới chỗ chúng tôi và hỏi chúng tôi có phải hành khách trên khoang hạng ba số 6 không. Chúng tôi đáp phải. Người này thông báo nhân viên hải quan đã đếm số vali: tổng cộng ba mươi mốt cái. Tôi giải thích lại cho mẹ điều anh vừa nói và, “Cộng thêm hai cái này nữa.” Tôi cầm một cái còn em trai tôi cầm một cái.
Ông Claude vỗ đùi khi nghe thấy số vali, thoắt cái mặt ông đã đỏ rần và tuôn ra một tràng giận dữ. “Mấy đứa tính để số vali này ở đâu chứ? Trong xe của ta hả?” Anh nhân viên vừa đưa cho ông cây bút chì cùn gầy nhẳng để ký vào bảng kê khai vội vã trấn an ông, bảo rằng các vali sẽ được đóng gói và vận chuyển đến địa chỉ mà ông cung cấp trong vòng ba đến bốn tuần. “Cậu vừa nói ba mươi mốt sao?” Ông Claude cao giọng hỏi. “Xin đừng nóng, Dottore,” anh nhân viên nói, “ý tôi chỉ có ba tới bốn tuần thôi.” “Ba mươi mốt!” Tôi nghĩ ông Claude sắp đánh anh ta tới nơi. Anh nhân viên lặp lại với tông giọng mắc lỗi, “Ba tới bốn tuần, thưa Dottore.” Ông Claude lại hét lên, lần này thậm chí còn to hơn. Không thể nhầm được: không phải ông đang hét vào anh nhân viên hải quan mà là đang hét vào mẹ tôi, người chẳng hiểu ông đang la ó điều gì trong khi tôi thì sửng sốt đứng như trời trồng. Ông Claude như dồn hết sức bình sinh hỏi chúng tôi nghĩ gì mà lại đem ba mươi mốt vali tới Ý. Trong đó chứa gì chứ? Một cây dương cầm khổng lồ à? Hay một chiếc ô tô? Hay một cỗ xe tăng? Hay là gì? Mẹ tôi chừng như hiểu ra được nguyên do cơn thịnh nộ của ông. “Quần áo. Cùng một ít đồ bạc chăng?” “Đồ bạc?! Cháu có điên không đấy? Cháu có thể bị bỏ tù ở Ai Cập vì tội buôn lậu đấy.” Mẹ giải thích rằng hải quan Ai Cập đã nhận hối lộ để cho chúng tôi qua. “Hối lộ? Cháu nghĩ hối lộ rồi sẽ không bị chúng bỏ tù sao? Mới mươi ngày trước chúng còn là phường côn đồ buôn gánh bán bưng, vậy mà cháu… chồng cháu hoặc người chị ngu ngốc của ta… lại định hối lộ cho chúng?” Và rồi đến đòn kết liễu. “Sao tôi lại dây vào đám ngốc này vậy trời ơi là trời,” ông thốt lên bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ý, “Oray Kapa. Basta!” Nói rồi ông quẳng xuống đất cây bút chì mà anh nhân viên hải quan vừa đưa cho mình. Chừng như chưa thỏa, ông nghiến gót giày lên cây bút đến mấy bận.
Tôi ước gì mẹ tôi hét lại cho ông biết một người đàn bà điếc có thể bùng nổ ra sao một khi bị đẩy đến giới hạn. Tôi chưa gặp ai có thể địch lại tiếng thét của mẹ tôi cả.
Nhưng nếu mẹ tôi hét lại thì ông sẽ bỏ mẹ con tôi ở đó và không bao giờ nói chuyện với chúng tôi nữa. Mẹ biết điều đó, chúng tôi cũng biết, thế nên cả tôi và em trai đều không cố phiên dịch lại lời ông nữa.
-
Anh nhân viên gọi ông Claude tới văn phòng ký đơn ủy quyền. Vậy mà thay vào đó, ông dúi cây viết Bic cho mẹ tôi tự ký. Hai người đi tới văn phòng, để lại tôi và em trai đứng canh hàng hành lý xếp dài hết nửa nhà chứa máy bay bẩn thỉu chất đầy những đồ lặt vặt, cũ kỹ. Mỗi vali giờ đây trông còn nhỏ hơn lúc ở trong căn phòng khách lớn trang trọng từng có thời là salon tiếp khách của bà cố tôi.
Trong cái nhà chứa máy bay chật cứng ở Napoli đó, tôi cứ nhìn chăm chăm đống vali và chợt nghĩ có cái mừng khi gặp lại mình, có cái lại quay đi và phớt lờ tôi, có lẽ vì sau khoảng thời gian dài ngụ trong phòng khách cũ, giờ đây chúng thấy buồn lòng vì sắp bị bỏ mặc cho mấy tay khuân vác nói thứ tiếng mà chúng không hề thân thuộc: tiếng Napoli - ngôn ngữ mà đến chính tôi cũng phải mất nhiều năm mới hiểu và yêu được. Tôi nhìn mớ vali như thể nài nỉ chúng hãy nhận ra tôi, song những khối hộp da phồng ấy lại quyết không thèm ư hử.
Tôi nhớ lần đầu chúng được đem vào nhà như một đàn con há hốc nằm la liệt trong căn phòng khách rộng lớn. Chúng được làm từ da công nghiệp dày cui, thắt bằng hai đai dày cặp qua hai miếng da rộng khâu thẳng vào vali cho cố định. Quy định của hải quan Ai Cập cấm khóa bất kỳ thứ gì vì các nhân viên hải quan muốn xét đồ trong từng vali. Vậy mà ở cửa hải qua không ai yêu cầu chúng tôi mở vali cả bởi đã hài lòng với viễn cảnh nhận khoản hối lộ khi cha tôi và tiếp đến là bà Elsa rời đi.
Ai nấy đều thương cảm cho bà Elsa. Mắt bà càng lúc càng yếu nhưng bà không gọi gia nhân xếp đồ hộ, cũng chẳng sẵn lòng nhờ vả mấy người bạn Hy Lạp và Ý còn ở lại Alexandria. Bà không muốn ai chõ mũi vào chuyện của mình. Je suis indépendante, bà từng nói thế mỗi khi được hỏi về tính tiết kiệm bẩm sinh và cuộc đời góa bụa của mình. Bà không muốn cưới ai khác ngoài Victor biếng nhác, người đã va vào cuộc đời bà, cưới bà rồi chết đi vì, như bà nội tôi từng nói với vẻ chế giễu, ông ta thích chết hơn. Chồng của bà nội tôi cũng thích chết sớm. Thật vậy, thảy những người cưới nhà Cohène đều tìm thấy trong cái chết lối thoát hoàn hảo khỏi cuộc hôn nhân mà trong đó, khái niệm tình yêu chỉ gói gọn trong vài buổi tối tượng trưng thuở ban đầu, không hơn.
Khi mẹ hỏi bà Elsa cần bao nhiêu vali thì bà trả lời là năm. Mẹ tôi không tin nhưng vẫn làm theo. Mẹ mua vali từ một thương nhân ở Place Mohamed Ali, đặt tổng cộng ba mươi cái. Mười cái cho anh em tôi, mười cái cho cha, năm cái cho bà nội và năm cái còn lại cho bà Elsa. Chúng tôi đâu hay chỉ trong vài tuần số vali đã gấp đôi lên, đến nỗi người chủ tiệm phải thú thực là ông không còn cái nào để bán, nhưng hiện đang có vài mẫu vali da cá mập mềm mại hơn và dễ dàng cất dưới gầm giường. Mẹ tôi đã năn nỉ ông mua thêm những cái lớn hơn vì ngày chúng tôi bị trục xuất khỏi Ai Cập đang đến gần. Thế là ông ta hứa. Rốt cuộc, cũng chính người này đã mua lại tất cả đồ đạc của chúng tôi với mức giá bèo bọt, cả trong căn nhà phố lẫn căn nhà biển. Không thảo luận, không mặc cả, mẹ tôi vừa đồng ý mức giá ông ta đưa ra là ông ta đút tay vào túi áo móc ra ngay chiếc ví da lớn, vội vã đếm đủ tiền đặt vào tay mẹ. Chỉ trong vài ngày, đồ đạc của chúng tôi và gần như mọi thứ chính quyền chưa kịp tịch thu đã bị lấy đi. Tôi không chứng kiến cảnh đồ đạc bị dọn đi nhưng khi bước vào căn hộ cũ của gia đình, tôi giật mình nhìn những căn phòng trống trơn, chẳng còn tấm thảm nào trên sàn, chỉ còn những mảng trắng trên tường vàng sau khi tranh treo bị tháo xuống. Đồ đạc trong phòng ăn cũng biến mất, nhà bếp trống trơn như mới xây. Tôi những mong nhìn thấy người đầu bếp Abdou của chúng tôi nhưng cửa phục vụ đã khóa kín, lớp bụi đóng dày sau chỗ từng kê tủ lạnh và lò nướng trước đây nhìn như anh em họ hàng thân thiết bị buộc phải chia lìa. Mẹ bảo bà muốn tôi nhìn thấy cảnh này. Tại sao vậy? Tôi hỏi lại. “Comme ça,” thì vậy đó. Lối giải thích này đeo bám tôi suốt cuộc đời. Chỉ có hai từ mà nói lên hết mọi nỗi lòng của mẹ tôi.
Mẹ chỉ tiếc một điều là lẽ ra bà không nên đồng ý cái giá ông ta đưa ra. Lý ra mẹ nên đòi thêm. Mẹ đã thấy ông ta có nhiều tiền. Hẳn ông ta sẽ trả thêm. Vậy mà lại để ông ta dắt mũi. Mẹ tôi, một người mặc cả có tiếng lại chấp nhận ngay giá ông ta đưa ra, thậm chí còn cảm ơn ông ta nữa chứ. Khi đã mất hết mọi thứ và chẳng còn thời gian, bạn trở nên dễ chịu thế đấy.
Cũng phải khi người mua đồ của chúng tôi cũng là người bán vali cho chúng tôi. Nghề của ông ta là cướp của người nước ngoài rồi tiễn họ đi với những chiếc vali bán trong cửa hiệu của ông ta mà. Số tiền bỏ ra mua đồ được lấy lại bằng việc bán vali. Tình thế bị trục xuất cấp bách của người nước ngoài và người Do Thái là cú dứt điểm chốt lại thương vụ, khiến mọi người không thể từ bỏ việc mua bán hoặc quay ngược thời gian.
Hèn gì mớ vali lại tránh ánh mắt của tôi mỗi lần tôi cố tìm kiếm sự chú ý nơi chúng. Chúng ủ rũ đứng đó như thể tôi đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng tạo gánh nặng cho chúng. “Sao các người lại đem chúng tôi tới đây?”, chúng chừng như hỏi, “rồi chuyện gì sẽ xảy đến với chúng tôi đây?” Chúng hỏi tôi những câu mà chính tôi đã đặt cho bản thân mình. Mình đang làm gì ở đây vậy? Chuyện gì sẽ xảy đến với mình đây? Chúng tôi cũng giống như đống hành lý ấy, bơ vơ không nhà. Lần đầu tiên tôi nhận ra điều này lại là khi nhìn chăm chăm vào thân hình buộc da của chúng lóng ngóng xếp hàng trong nhà chứa máy bay, phốp pháp, cục mịch và sợ hãi như những con bò sầu thảm đang chờ tới lượt, nghi hoặc mọi điều; rồi tôi đưa mắt xuống con mèo hoang đã nhìn thấy quá nhiều vali nên chẳng buồn bố thí cho một ánh nhìn thương cảm.
-
Sau khi ký giấy tờ xong, mẹ cùng ông Claude rời văn phòng, bảo rằng chúng tôi phải tới trại tị nạn để ký thêm giấy tờ khẳng định mình đã có nơi cư trú ở Roma và không cần ở lại Napoli.
Ba mẹ con tôi bước lên xe ông Claude. Không phải nhà táng di động mà là một chiếc Alfa Romeo đời cũ, không hẳn phô trương nhưng rõ là cao cấp. Từ ông Claude toát lên vẻ thư thái, thậm chí là dư giả, mùi nước hoa của ông khá dễ chịu. Có thể nói ông đã từng tằn tiện, nhưng lúc này đây không còn là kẻ keo kiệt như mọi người khẳng định nữa. Ông đã trở thành quý tộc, lối cư xử của ông chừng như khẳng định điều đó.
Chúng tôi theo chiếc xe buýt tị nạn qua vô số phố và đường hẹp, đi thẳng lên đồi, đi mãi chừng hai chục phút nữa thì tới trại. Cảnh tượng trước mắt hẳn đã làm mẹ tôi kinh hãi, vừa ra khỏi xe bà đã khóc. Mẹ cố giấu đi dòng lệ nhưng một trại dân đã bước tới chỗ bà và nói bằng tiếng ý, “Đừng buồn, signora ơi, ở đây chúng ta không phải người Do Thái.” Hẳn ông muốn nói tới bọn cướp, tội phạm và sát thủ.
Tôi không biết phiên dịch thế nào cho mẹ tôi hiểu, song vẻ hảo ý trên mặt người đàn ông tự toát lên sự đồng cảm, lòng thương và có lẽ là cả sự thương hại. Mẹ tôi nghiêng người gật đầu nhiều lần để cảm ơn ông. Ông Claude, người đã sống qua Thế Chiến II và mang cái họ chỉ có thể là người Do Thái, không phản ứng gì. Hoặc là ông không nghe thấy người gác cổng nói gì, hoặc là ông vờ như không nghe thấy. Chúng tôi là những người đầu tiên xếp hàng trước bàn khai thông tin. Ông Claude nói trổng, “Sau chúng tôi còn nhiều người lắm nên làm ơn nhanh giùm. Tôi bảo lãnh cho ba người này và đã cho họ chỗ ngụ ở Roma.” Lời ông nói lịch sự và cung kính nhưng tông giọng lại rất uy quyền, nếu không muốn nói là hống hách, đến nỗi cô gái ngồi ở bàn nhận ra có lẽ mình cũng nên gọi ông là Dottore. Hệt như cha tôi đã kể hồi ở Ai Cập, ông Claude rất giỏi sắm vai dẫu chẳng vai nào sắm trọn. Cô gái trẻ liên tục nói chuyện với ông ở ngôi thứ ba. Dottore có thế này không, dottore có thế kia không?
Trong trại, tôi để ý thấy một người đàn bà nghèo khổ đang tắm rửa cho đứa con trần truồng của bà dưới vòi nước cổ dài trong vườn. Bà đội mũ trùm đầu, mặc váy rách bươm. Bà nhìn tôi, nở một nụ cười ngượng ngùng, tự ti vì xấu hổ khi đó là cách duy nhất tắm cho con bà.
Tôi nhận ra vài hành khách đi cùng chuyến tàu với chúng tôi. Tôi chưa bao giờ nói chuyện với họ và cũng không hề hay biết họ sẽ thành dân tị nạn trong trại. Đứng lẫn trong số đó là một người đàn bà mà tôi đã né không nói chuyện cùng. Lúc này bà đang tiến về phía tôi và tôi không có chỗ nào để trốn. Madame Marie làm vú em cho chúng tôi được chừng hai năm trước khi bị thay thế bởi một Madame Marie khác. Bà là người Ý-Malta đang chờ tàu tới Malta với hy vọng sẽ được thuê làm thông dịch viên ở đó. Cũng như nhiều người sinh ra và lớn lên ở Alexandria, bà biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hy Lạp và tiếng Ý. Bà cũng từng là thợ làm đẹp ở Alexandria. Trong số khách của bà có cả bà nội tôi, cho nên bà mới được thuê đến nhà tôi làm việc. Bà mong sao sẽ được làm thợ làm đẹp riêng cho một nhà nào đó ở Malta để kiếm sống, cộng thêm vào thu nhập của nghề thông dịch. Tôi chẳng ưa gì bà và luôn cho bà là nguồn cơn nói xấu gây xào xáo trong gia đình tôi, khiến đầu bếp xích mích với gia nhân và đỉnh điểm sự gây gổ giữa cha mẹ tôi. Tôi mừng khi cuối cùng mẹ tôi cũng cho bà hai tháng lương và bảo bà đừng bao giờ đặt chân vào nhà chúng tôi nữa. Không như cha tôi sẽ đuổi khéo bà đi trong âm thầm, mẹ tôi tiễn bà ra cửa ngay trước mặt anh em tôi.
Chúng tôi lễ phép chào bà và bà thân mật chào lại. Trong lúc chúng tôi đợi mẹ và ông Claude đi ký giấy ủy quyền, bà bước tới chỗ tôi và vẫn hệt như ngày xưa mỗi lần chúng tôi đi học về, bà móc trong túi váy ra cho chúng tôi mỗi đứa một viên kẹo bọc trong giấy kính có ghi tên người làm kẹo bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập: Nadler.
Em trai tôi không biết cảm ơn Madame Marie thế nào nên ôm lấy bà, tay vẫn cầm nguyên viên kẹo chưa bóc vỏ trong khi tôi nói cảm ơn bà, bỗng ngượng ngùng không biết phải làm gì tiếp theo đành giả vờ dõi mắt tìm mẹ. Madame Marie rút lui mà không nói lời nào, trở lại với nhóm người bà đã gặp trên tàu. Từ đó về sau tôi không còn gặp lại bà nữa.
Điều khiến tôi bất ngờ khi nhìn viên kẹo tròn tròn màu vàng vị đu đủ mà tôi rất thích ấy là tôi vẫn đọc được chữ Ả Rập. Tôi cứ tưởng ngay khi đặt chân xuống Ý Đại Lợi thì mọi điều về tôi sẽ bị bôi xóa. Tôi sẽ quên đi mình là ai, mình đã biết những gì ở Ai Cập. Thay vào đó, tôi ngỡ ngàng nhận ra mình chẳng hề thay đổi khi chuyển từ bờ này sang bờ bên kia của Địa Trung Hải. Tôi vẫn là tôi, tôi của mấy ngày trước đây không hề biến mất. Tôi muốn quên đi con người mình, sang trang và trở thành một con người mới. Vậy mà tôi vẫn vậy và tôi chẳng hề thấy vui.
-
Mẹ tôi và ông Claude cuối cùng cũng trở ra. Ông đội lại mũ lên và mỉm cười. “Giờ thì tới Roma thôi.”
Tôi đâu hay một tiếng đồng hồ kinh khủng nhất đời mình sắp sửa bắt đầu.
Chuyện lặng lẽ xảy đến khi ông Claude cố rời Napoli và rẽ lên hướng bắc vào Autostrada del Sole, xa lộ khá mới nối giữa Napoli và Roma. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao tìm được lối vào xa lộ.
Đầu tiên ông Claude dừng xe lại, nhìn người điều khiển giao thông, thò đầu ra cửa xe, la lên với giọng the thé, “Scusi, vigile,” và bắt đầu hỏi đường ra xa lộ. Người vigile cao lớn, lịch thiệp mặc đồ trắng, đội mũ chóp nhọn cũng trắng duyên dáng xoay người lại như một vũ công ba lê, lịch sử cúi đầu xuống cửa tài và giải thích ngắn gọn đường đi. Ông Claude cảm ơn anh rồi lái tiếp. Đến ngã tư trên đồi ông lại thấy không đúng và quyết hỏi một anh cảnh sát giao thông khác, “Scusi, vigile…,” rồi lại lạc tiếp, chẳng thấy lối nào quen thuộc. Ông đập cả hai gan bàn tay lên vô lăng và bắt đầu chửi, đầu tiên là chiếc xe rồi tới Napoli mà ông gọi là cái hố bẩn thỉu chứa đầy trẻ ranh và tội phạm, đoạn trút giận lên ba mẹ con tôi. Ông bảo tôi là thằng đần chỉ biết tiếng Ý ngang trình độ một đứa lớp bốn, em trai tôi là con cóc ngu ngốc điếc hệt mẹ nó, cuối cùng là mẹ tôi, người đáng ra phải cố phụ ông tìm đường thì lại không hiểu mô tê gì vì hai đấng sinh thành mù chữ của bà đã gửi bà cho đám lang băm quái quỷ khiến bà bị kết án câm điếc trong suốt cuộc đời đáng thương và vô nghĩa của mình. Mẹ tôi không biết ông đang nói gì nhưng có thể đoán được ông đang tức giận thông qua màu da đỏ bừng và cằm dưới bạnh ra của ông. Ngã tư kế tiếp, “Scusi, vigile…”, giọng nói the thé, sự tôn kính giả tạo và sôi máu vì lạc đường. Anh em tôi sắp cười phá lên, ông nghe em tôi thì thầm gì đó với tôi thì quay lại lớn tiếng với ánh nhìn độc địa, “Hai đứa mày ăn kẹo và ngậm miệng lại đi.” Từ hàng ghế sau bỗng chốc chẳng thấy có gì mắc cười nữa. Vậy mà tới tận hôm nay, hai từ “Scusi, vigile” vẫn khiến chúng tôi vừa mắc cười vừa kinh hãi.
Đến đoạn nào đó, một trong các vigili chỉ chúng tôi sinistra, nghĩa là rẽ trái, vậy mà ông Claude lại rẽ phải. Tôi tài lanh nhắc ông rằng anh cảnh sát chỉ mình rẽ trái không phải rẽ phải, thế là mở ra một tràng chửi rủa. “Câm cái miệng ngu của mày lại đi, khôn hồn thì nín trong xe tao. Mày thì hiểu được gì chứ, chỉ đường của một thằng vigile lại càng không.” Vừa thở hổn hển ông vừa lầm bầm, “Cái đám thất bại, đần độn, cả ba đứa, cả mẹ lẫn con, rồi thằng ngu đó nữa chứ…” - là tôi.
Chưa bao giờ trong cuộc đời tôi, cả trước và sau đó, từng bị ngược đãi đến thế. Vấn đề là khi không được giải quyết triệt để thì sự bạo hành ấy sẽ để lại vết hằn khôn nguôi, khiến bạn tin rằng mình đáng bị như thế. Suốt một thời gian dài tôi đã tin những điều ông Claude nói với tôi ngày hôm đó là đúng. Nếu kháng cự lại, tôi sẽ luôn có cảm giác bị ông nhìn thấu và tìm ra mọi khiếm khuyết, mọi thất bại bất kể thực hư hay chưa xảy đến, không cách nào che đậy. Tôi là một đứa lắm lời, không biết phân biệt phải trái, một thằng đần và trên cả là một tên thất bại - điều mà tôi đã rất sợ từ khi đặt bút viết bài thơ đầu đời ở tuổi lên mười. Tôi viết về một nô lệ bỏ trốn biết rõ mình đã cùng đường, sớm muộn cũng sẽ bị bắt bởi gia đình chủ người Hy Lạp chắc chắn sẽ truy lùng. Đối diện Địa Trung Hải, y không biết nên rẽ phải hay rẽ trái. Y nhìn ra biển, nghĩ tới vợ con mình và muốn đầu thú, nhưng có gì đó cản y lại. Y đói, y cần cái ăn, dẫu biết sẽ chịu kết cục bi thảm nhưng chẳng thể quay đầu. Họ sẽ tìm ra y và giết y cho hả dạ. Bởi vậy cho nên y cứ trốn chạy mãi, không biết có gì phía trước đang đợi mình.
Tôi đã được chào mừng đến Ý Đại Lợi như thế đó.
[...]
7 notes
·
View notes
Text
Kim tự tháp được xây dựng thế nào?
Kim tự tháp được xây dựng thế nào vẫn luôn là những câu hỏi lớn được những người đam mê khoa học tò mò. Các kim tự tháp của Ai Cập là kỳ quan khảo cổ học, vươn cao trên bãi cát sa mạc và có thể nhìn thấy hàng dặm. Việc xây dựng những kim tự tháp này chắc chắn là nhiệm vụ khổng lồ, vậy kim tự tháp được xây dựng thế nào? Continue reading Untitled
View On WordPress
1 note
·
View note
Text
mình đang nghĩ đến việc sẽ Nuôi Em.
Dự án Nuôi Em ấy, mình nghĩ với khả năng của mình thì nuôi một em cũng không phải là quá chật vật. dù gì mình cũng không phải giàu có gì, vẫn còn đi học nhưng đột nhiên mình nghĩ tới thôi, sau khi mình nghe bài Nhẹ Nhàng của chú Tuấn Hưng.
à, mình không có nghĩ, mình vừa bắt tay vào làm rồi.
mình sẽ cập nhật chuyện này, nếu chỉ với 150 nghìn mỗi tháng thì thật sự là mình có thể tự nuôi em được.
mình không định chia sẻ chuyện này cho ai biết, cả mẹ mình, nên mình viết lại ở đây.
10 notes
·
View notes
Note
hi Lemd, hiện tớ đang ở nước ngoài, mà tớ đang định về thăm gia đình, chuyện là chưa kịp về thăm thì bị ông già gọi điện chửi sấp mặt (do say rượu), tớ thật muốn huỷ không muốn về chút nào, cảm giác mìn không được welcome đó, mà để về chuyến này tớ đã phải dành dụm rồi sắp xếp rất vất vả. Theo Lemd tớ có nên về nữa không? một mặt thấy không một tí thoải mái nào và cũng không còn muốn về, một mặt tự thương mình vì đã rất vất vả để sắp xếp được chuyến đi trong tâm trạng háo hức. Mong tin Lemd
Chào bạn,
Là một người đã từng đi xa quê 15 năm, mãi đến năm ngoái mình mới trở về nhà, mình đã nhận ra rất nhiều điều đã thay đổi. Xuyên suốt thời gian từ khi còn nhỏ cho đến 15 năm đi xa, mình và bố không hề nói chuyện với nhau bao giờ. Chính xác thì, hai bố con, kể cả với ông anh ruột mình cũng vậy, 3 người đàn ông không hề có sự tương tác với nhau và sống ở 3 thế giới hoàn toàn tách biệt, chưa bao giờ thực sự ngồi xuống để nói chuyện với nhau đầy đủ về những gì đã diễn ra trong cuộc sống, rằng có thể cho nhau lời khuyên gì không, hoặc đơn giản là cập nhật tin tức gia đình, khám chữa bệnh, và những kì vọng của tương lai.
Chỉ đến khi mình về lại Hà Nội và sống lại căn nhà này 1 lần nữa, mình với bố mới có lần đầu tiên nói chuyện với nhau, khi mình 35 và bố thì sắp 70. Hai bố con cùng uống cafe buổi sáng trước khi mình đi làm, ngắm mèo, ngắm cây cảnh, nói chuyện thời tiết, nói chuyện gia đình, nói về công việc, tiền lương, và thuốc gì bố cần mua sắp tới. Những giá trị này đương nhiên chẳng có gì đánh đổi được, nó sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi. Rồi sẽ biến mất mãi mãi. Không quay về được nữa, chỉ còn trong kí ức thôi.
Có những người khác, mình biết, họ có mối quan hệ khắc khẩu hơn với bố mẹ họ. Dù là đi xa hay ở gần thì vẫn luôn to tiếng với nhau. Nhưng họ thật sự yêu thương nhau. Bố chửi thì cứ chửi, con vẫn về. Về thì mới có đứa ở bên cạnh cho bố chửi chứ. Con đi thì bố chửi ai, chửi con mèo à? Phải không nào.
Một số người đàn ông gặp khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc của họ. Việc bố của bạn uống rượu say gọi cho bạn cũng là 1 cách bày tỏ cảm xúc, nhìn vào điểm tích cực mà nói thì say nhớ đến con mới bốc điện thoại lên mà chửi chứ. Không thì ngủ xừ cho nó xong rồi.
Bạn cứ về đi. Bạn hãy về đi.
Những giá trị gia đình nhỏ bé này sẽ có ngày bạn không còn được trải nghiệm nữa. Hãy trân trọng nó. Bạn nhé.
29 notes
·
View notes